Cách phân biệt thiết bị nhà bếp nhập khẩu chuẩn xác nhất
Việc hàng trăm thiết bị nhà bếp nhập khẩu lưu thông trên thị trường khiến đa số người tiêu dùng cảm thấy bối rối về xuất xứ thực sự của sản phẩm. Nếu quý khách đang trong trường hợp tương tự, hãy để tubepchauau.vn hỗ trợ một số thông tin vô cùng hữu ích dưới đây. Lưu ý: Cách phân biệt dưới đây có thể áp dụng cho đa số sản phẩm nhập khẩu châu Âu.
Kiểm tra thông tin của thương hiệu thiết bị nhà bếp nhập khẩu: Bước xác minh sự tồn tại của thương hiệu
Kiểm tra nguồn gốc thương hiệu thiết bị nhà bếp nhập khẩu tại nước ngoài là việc đầu tiên nên làm, bằng thao tác đơn giản: gõ tên, model cần tìm trên google theo cú pháp tiếng Anh hoặc lựa chọn tìm kiếm trong khu vực châu Âu. Một thương hiệu luôn có đầy đủ website, hotline, headoffice, v.v.., ngoài ra sản phẩm nên được giao dịch tại các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Ebay, các website bán hàng nội địa uy tín và có review của khách hàng đã sử dụng!
Ví dụ về thiết bị nhà bếp CDA, CDA là thương hiệu nổi tiếng tại Notingham – Anh Quốc với gần 40 năm kinh nghiệm. Mọi thông tin của CDA đều dễ dàng kiểm tra trên google, trong đó:
– Website tập đoàn CDA từ 03/09/2007: https://www.cda.eu/, đầy đủ mọi thông tin về chứng nhận chất lượng, lịch sử hình thành, giấy phép kinh doanh cho tới hệ thống showroom, hotline chăm sóc khách hàng, v.v..
– Review Reevoo – Trang đánh giá sản phẩm chính xác do 100% khách hàng Anh đã mua hàng sử dụng và đánh giá: https://www.reevoo.com/browse?q=cda
– Ngoài ra không khó tìm để mua sản phẩm tại các trang thương mại điện tử, trang web mua sắm online tại Anh và nhiều quốc gia khác.
Như vậy nếu thiết bị nhà bếp quý khách đang sử dụng được quảng cáo nổi tiếng đình đám ở châu Âu bởi người bán nhưng khi rà soát thông tin tại các quốc gia lớn thậm chí là quốc gia được cho là xuất khẩu sản phẩm đó lại không thấy bóng dáng sản phẩm đó đâu thì liệu sản phẩm đó có thể tin tưởng?
“Công nghệ Đức”, “Công nghệ Hàn Quốc”, “Thương hiệu từ Nhật Bản”… là những cụm từ rất dễ gây hiểu nhầm được sử dụng triệt để trong việc quảng cáo các dòng thiết bị nhà bếp. Đó cũng là nguyên nhân khiến người tiêu dùng mất đi sự cảnh giác, nhạy bén trong việc lựa chọn sản phẩm chất lượng!
Kiểm tra giấy chứng nhận CO: Công cụ phân biệt thiết bị nhà bếp nhập khẩu có xuất xứ vào Việt Nam.
CO là giấy chứng nhận xuất xứ, tiếng Anh là Certificate of Origin, mỗi sản phẩm thiết bị nhà bếp được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam đủ tiêu chuẩn đa số phải có loại giấy này. Khi mua sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam mọi khách hàng đều có quyền yêu cầu đơn vị phân phối trình diện loại giấy tờ này.
Tuy nhiên trên thị trường không ít đơn vị đã tự “sản xuất” ra giấy CO nhằm đánh lừa người tiêu dùng nên chỉ check giấy CO dường như chưa bao giờ là đủ!
Check mã vạch barcode: Công cụ phân biệt thiết bị nhập khẩu thật giả.
Barcode – mã vạch chính là sự thể hiện thông tin dưới dạng nhìn thấy được trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà con người chúng ta có thể nhìn thấy và máy móc có thể đọc được.
Mã vạch thường được dùng để lưu các thông tin về sản phẩm như đất nước sản xuất, tên của doanh nghiệp, … Do đó khi tra cứu thông tin mã vạch ta có thể biết được thông tin xuất xứ của sản phẩm đó. Hiện nay trên điện thoại, xuất hiện rất nhiều ứng dụng để có thể quét mã vạch – barcode tuy nhiên để kiểm tra các thương hiệu nhập khẩu, người sử dụng nên lựa chọn trang web, ứng dụng uy tín và chính xác.
Trong đó GS1 là trang web tra cứu thông tin sản phẩm quốc tế UY TÍN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI sở hữu bởi Hiệp hội mã số châu u – tổ chức trung lập được thành lập năm 1977 theo luật pháp nước Bỉ với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế.
Thương hiệu và sản phẩm xuất hiện trên GS1 được THỪA NHẬN TRÊN TOÀN CẦU về chất lượng, xuất xứ; phần đông các thương hiệu lớn đã đăng kí và được kiểm duyệt về xuất xứ nguồn gốc, chất lượng bởi GS1 như Google, AEON, Walmart, Cocacola, CDA, v.v…
Quá trình đăng kí và kiểm duyệt thương hiệu vô cùng khắt khe và kĩ lượng nhằm tối ưu hóa lợi ích, bảo vệ người tiêu dùng. Tựu chung lại GS1 dường như là một công cụ chất lượng nhất trên toàn cầu để kiểm tra thông tin xuất xứ của các thương hiệu, sản phẩm! Như vậy dù cho là hàng nhập khẩu hay xách tay mọi sản phẩm đều có thể xác nhận về nguồn gốc xuất xứ.
Trên thực tế một số trang web, đơn vị check barcode tại Việt Nam chỉ mang tính tham khảo bởi quá trình đăng kí và kiểm duyệt khá lỏng lẻo, thậm chí người sử dụng bình thường cũng có thể tự do đăng kí barcode dẫn đến sự mất kiểm soát giữa hàng chính hãng và hàng giả, hàng nhái!
Chắc chắn rằng thông qua cả 3 bước rà soát khắt khe, người sử dụng sẽ nhận biết sản phẩm mình đang sử dụng có chính xác là hàng nhập khẩu hay được tạo dựng lên để che mắt đánh lừa.